Máy thiết bị đo khí NH3
1. MÔ TẢ
Danh mục đo khí NH3 (Amoniac) là danh mục về các sản phẩm, thiết bị đo nồng độ khí Amoniac. Được chia làm 3 dạng chính là:
Máy đo khí NH3 dạng cầm tay
Model | Mô tả ngắn |
– Loại khí đo: Các loại khí trong nhà máy sản xuất bán dẫn như NH3, O3, SiH4, PH3 …
|
|
Máy đo khí NH3 SC-01 |
|
Máy đo mẫu theo kiểu hấp thụ (hút mẫu qua bơm hút).
Bơm hút của máy được chia làm 2 loại: Loại bơm tay và bơm điện tích hợp trong máy
|
Hệ thống đo khí NH3 cố định
Model | Mô tả ngắn | Kết nối |
|
Tủ điều khiển đo nồng độ khí UV-810 CosmosTủ cảnh báo rò khí đơn điểm NV-100 Cosmos |
|
|
Amoniac (NH3) là chất hóa học tự nhiên trong bầu không khí, như một hóa chất nhân tạo cần thiết cho cuộc sống và sản xuất. Ở nhiệt độ phòng, amoniac là khí không màu, có mùi hăng khai và nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước.
2. TẠI SAO PHẢI ĐO KHÍ NH3?
– Hít phải: Amoniac có tính ăn mòn. Tiếp xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Điều này có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Hít nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt.
– Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc tử vong.
– Nuốt phải: Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.
– Không có bằng chứng cho thấy amoniac gây ung thư. Không có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với nồng độ amoniac tìm thấy trong môi trường gây ra dị tật bẩm sinh hoặc các hiệu ứng phát triển khác.
Ảnh hưởng theo nồng độ
Nồng độ/Thời gian |
Tác hại |
10.000 ppm | Gây chết người. |
5.000 – 10.000 ppm | Viêm phế quản hóa chất, tích tụ chất dịch trong phổi, bỏng hóa chất của da và có khả năng gây tử vong nhanh chóng. |
700-1700 ppm | Ho, co thắt phế quản, đau ngực cùng với kích ứng mắt nghiêm trọng và chảy nước mắt. |
500 ppm trong 30 phút | Kích ứng đường hô hấp, chảy nước mắt. |
134 ppm trong 5 phút | Kích ứng mắt, kích ứng mũi, ngứa họng, rát ngực. |
140 ppm trong 2 giờ | Kích ứng nặng, cần phải rời khỏi khu vực tiếp xúc. |
100 ppm trong 2 giờ | Khó chịu ở mắt và kích thích họng. |
50-80 ppm trong 2 giờ | Thay đổi ở mắt và kích thích họng. |
20-50 ppm | Khó chịu nhẹ. |
(Theo Vnexpress)
3. PHÂN LOẠI
Như đã đề cập bên trên, Danh mục này được chia làm 3 mục nhỏ: Máy đo dạng cầm tay, Hệ thống đo cố định và Máy đo trong khí thải
a. Máy đo dạng cầm tay
Máy đo NH3 dạng cầm tay được chia làm 2 loại: Máy đo theo kiểu khuếch tán và máy đo theo kiểu hấp thụ (có bơm hút). Cả 2 loại máy đều có chức năng hiển thị và cảnh báo nồng độ NH3 khi vượt quá ngưỡng cảnh báo của máy.
- Máy đo kiểu khuếch tán: có thể đo liên tục, lâu dài để giám sát nồng độ NH3 trong không khí. Nó thường có kích thước nhỏ, gọn để người sử dụng có thể dễ dàng mang theo bên mình. Loại máy này thường được ứng dụng cho các trang trại, các nhà máy sản xuất phân, đạm, ….
- Máy đo khí kiểu hấp thụ: Do có tích hợp bơm hút nên loại máy này chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng kết quả đo của máy sẽ ổn định, tập trung hơn máy đo khí NH3 dạng khuếch tán.
b. Hệ thống đo cố định
Thường là hệ thống giám sát nồng độ khí H2S bao gồm các cảm biến và bộ hiển thị.
Bộ hiển thị chỉ có chức năng nhận và xử lý tín hiệu của bộ cảm biến, phát ra cảnh báo khi nồng độ khí Hydro Sunfua đạt đến mức cảnh báo. Ngoài ra, nó còn là bộ cấp nguồn cho các cảm biến đo khí. Bộ hiển thị có thể kết nối với tối đa 15 đầu cảm biến đo khí NH3.
Cảm biến: Đo và phát hiện nồng độ khí, truyền tín hiệu về cho bộ hiển thị xử lý Tùy từng tính chất của khí mục tiêu và điều kiện làm việc, cảm biến sẽ có thêm một số chức năng quan trọng khác như: Khả năng chống bụi, chống nước; chống mưa; chức năng phòng nổ (với các loại khí có khả năng cháy nổ); chiều dài kết nối từ cảm biến đến bộ hiển thị.
Loại hấp thụ: Cảm biến đo khí NH3 PE-2CZ-NH3 Cosmos; PS-7
Loại khuếch tán: Cảm biến đo khí NH3 KD-2AS-NH3 Cosmos
c. Máy đo trong khí thải
Thông thường, khí NH3 ít được quan tâm trong khí thải vì hiện nay con người vẫn đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu DO, dầu FO, xăng … để làm nhiên liệu cháy. Những loại nhiên liệu này có nhiệt trị cao và cháy gần như hoàn toàn trong buồng đốt. Khi cháy tạo ra ngọn lửa lên đến cả nghìn độ. Chính vì vậy mà NH3 nếu có lẫn trong nhiên liệu thì với áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt có thể cháy để hình thành các loại khí NO và NO2 trong khí thải. Việc đo khí NH3 trong khí thải chỉ để đánh giá một phần rất nhỏ của yếu tố hiệu suất cháy nên gần như được bỏ qua mà chỉ tập trung vào việc đo khí NO, NO2 để đánh giá hiệu suất cháy cũng như độc tố trong khí thải.
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Danh mục: Đo khí độc