Vì sao cần máy đo khí Amoniac NH3?
1. Amoniac là gì? – Máy đo khí Amoniac.
Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3 và máy đo khí NH3 là thiết bị đo nồng độ của khí Amoniac. Trong tự nhiên, amoniac sinh ra trong quá trình bài tiết và xác sinh vật thối rữa.
Amoniac (NH3) nặng gần bằng nửa không khí. Sau khi nén và làm lạnh, nó biến thành chất lỏng giống như nước nhưng sôi ở nhiệt độ -33°C. Khi bị nén xong, NH3 dễ bay hơi. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí độc, không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước
2. Các nguồn phát sinh Amoniac NH3
- Trong tự nhiên, amoniac được sinh ra do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật và tồn tại một lượng khá nhỏ trong khí quyển.
- Amoniac và một số muối amoni trong nước biển.
- Muối amoni clorua và amoni sunfat được tạo thành từ sự phun trào núi lửa.
- Tinh thể amoni bicacbonat có mặt tại một số vùng khoáng có chứa soda.
- Hoạt động bài tiết hàng ngày của động vật và con người qua đường nước tiểu cũng sinh ra amoniac do cơ quan thận sản sinh ra một lượng nhỏ khí amoniac.
3. Tác hại của khí Amoniac, vì sao cần máy đo khí Amoniac.
Trên thực tế trong môi trường sống, lao động và sinh hoạt hằng ngày, hầu hết mọi người đều có thể hít phải khí NH3 qua đường hô hấp, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da. Nếu nồng độ NH3 vượt quá ngưỡng cho phép quy định thì có khả năng gây nhiễm độc cho con người. Hiện nay do nhu cầu phát triển sản xuất và kinh tế, NH3 được buôn bán và sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp nên con người rất dễ tiếp xúc, vì sự bất cẩn, rủi ro ngộ độc NH3 là tai nạn có thể gặp trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Nhưng nhiều người chưa hiểu biết đầy đủ nên vẫn chủ quan, thiếu cẩn thận khi phải làm việc, tiếp xúc với chất khí này. Từ đó dẫn đến những tai nạn đáng tiếc, xử trí không kịp thời để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe hoặc tử vong. Mức độ tổn thương do NH3 tùy thuộc vào nồng độ và dạng tiếp xúc.
Hiện nay, Tổ chức Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (OSHA) qui định: Giới hạn tiếp xúc với NH3 trong không khí tối đa là 15 phút ở nồng độ NH3 35 ppm, 8h ở nồng độ 25 ppm. Tại Việt Nam, nồng độ cho phép trong không khí xung quanh là 0,2 mg/m.
Các biểu hiện:
Khi tiếp xúc với NH3, thường có những biểu hiện sau: Bệnh rong kinh, đau họng, tức ngực, ho, khó thở, kích ứng mắt. Triệu chứng thường giảm dần trong vòng 24 – 48h.
Khi tiếp xúc trực tiếp với NH3 đậm đặc: da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng, những vết bỏng có thể bị mù vĩnh viễn, bệnh phổi hoặc tử vong.
Nuốt phải amoniac đậm đặc có thể bị bỏng miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng và thậm chí thủng dạ dày trong vòng 48h – 72h sau khi nuốt phải.
Ngộ độc xảy ra nếu hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa một lượng rất lớn các amoniac: ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè. Chảy nước mắt và bỏng mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức. Mạch nhanh, yếu, sốc. Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ. Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu. Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn.
4. Máy đo khí NH3 dạng cầm tay
Model | Mô tả ngắn |
– Loại khí đo: Các loại khí trong nhà máy sản xuất bán dẫn như NH3, O3, SiH4, PH3 …
|
|
|
|
Máy đo mẫu theo kiểu hấp thụ (hút mẫu qua bơm hút). Bơm hút của máy được chia làm 2 loại: Loại bơm tay và bơm điện tích hợp trong máy
|
5. Hệ thống đo khí NH3 cố định
Model | Mô tả ngắn | Kết nối |
– Loại khí đo: NH3
|
Tủ điều khiển đo nồng độ khí UV-810 CosmosTủ cảnh báo rò khí đơn điểm NV-100 Cosmos |
|
|
Tủ điều khiển đo nồng độ khí UV-810 CosmosTủ cảnh báo rò khí đơn điểm NV-100 Cosmos
|
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Danh mục: Đo khí độc
Bài viết liên quan: