So sánh máy đo khí NH3 Amoniac XP-3160 và XPS-7 Cosmos
1. So sánh máy đo khí NH3 Amoniac XP-3160 và XPS-7 Cosmos
Bài viết này sẽ phân tích, so sánh về ưu điểm, nhược điểm của máy đo khí NH3 khi dùng model XP-3160 và XPS-7 của hãng Cosmos. Vì 2 model này đều có thể đo được nhiều loại khí (01 máy dùng 01 cảm biến khí mục tiêu để đo nồng độ) nên để so sánh cần có loại khí chung. Phần ưu điểm sẽ được gạch chân để tiện theo dõi và tìm hiểu.
2. Bảng so sánh máy đo khí NH3 Amoniac (Ammonia) của model XP-3160 và XPS-7.
Model | XP-3160 | XPS-7 |
Hình ảnh |
![]() |
![]() |
Lấy mẫu | Hấp thụ | Hấp thụ |
Dải đo |
0 – 500ppm hoặc 0 – 5000 ppm |
0 – 100ppm |
Cảnh báo |
Cấp 1: 250ppm Cấp 2: 500ppm |
Cấp 1: 12 ppm Cấp 2: 25ppm |
Phân dải |
5ppm (dải thấp) 10 ppm (dải cao) |
1ppm |
Phòng nổ | Exibd IIC T3 (TIIS) Ex II2G Exdib IIB T4 Gb (ATEX) Exdib IIB T4 Gb (IECEx) Class I, Zone 1, AEx d ib IIB T4 Hazardous Locations. (UL) |
Không |
Nhiệt độ làm việc | 0 to 40°C | 0 to 40°C |
Thời gian làm việc | Lên đến 20 giờ | Lên đến 12 giờ |
Phụ kiện | Bao da, ống lấy mẫu 1m, bộ lọc dự phòng, pin | Bao da, ống lấy mẫu 1m, bộ lọc dự phòng, pin |
Hiệu chuẩn | Từ 6 tháng đến 1 năm / lần | Thay sensor, không cần hiệu chuẩn |
Phụ kiện khác | Ống lấy mẫu 2 – 30m, đầu dò, bộ ghi dữ liệu | — |
Loại khí | Các loại khí cháy nổ, khí độc như: NH3, CO, Benzene, Toluene, Xylene … | Các loại khí độc trong nhà máy bán dẫn như: O3, Cl2, F2, NO, NO2, NH3 … |
Có thể kết hợp đo các loại khí cùng gốc với nhau để đo nồng độ Ví dụ: Đo khí Benzene, Toluene, Xylene trên cùng 1 máy XP-3160 |
Không thể kết hợp các loại khí |
3. Tại sao phải đo khí NH3?
– Hít phải: Amoniac có tính ăn mòn. Tiếp xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Điều này có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Hít nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt.
– Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc tử vong.
– Nuốt phải: Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.
– Không có bằng chứng cho thấy amoniac gây ung thư. Không có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với nồng độ amoniac tìm thấy trong môi trường gây ra dị tật bẩm sinh hoặc các hiệu ứng phát triển khác.
Ảnh hưởng theo nồng độ
Nồng độ/Thời gian |
Tác hại |
10.000 ppm | Gây chết người. |
5.000 – 10.000 ppm | Viêm phế quản hóa chất, tích tụ chất dịch trong phổi, bỏng hóa chất của da và có khả năng gây tử vong nhanh chóng. |
700-1700 ppm | Ho, co thắt phế quản, đau ngực cùng với kích ứng mắt nghiêm trọng và chảy nước mắt. |
500 ppm trong 30 phút | Kích ứng đường hô hấp, chảy nước mắt. |
134 ppm trong 5 phút | Kích ứng mắt, kích ứng mũi, ngứa họng, rát ngực. |
140 ppm trong 2 giờ | Kích ứng nặng, cần phải rời khỏi khu vực tiếp xúc. |
100 ppm trong 2 giờ | Khó chịu ở mắt và kích thích họng. |
50-80 ppm trong 2 giờ | Thay đổi ở mắt và kích thích họng. |
20-50 ppm | Khó chịu nhẹ. |
(Theo Vnexpress)
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Danh mục: Đo khí độc
Bài viết liên quan: