Hệ thống đo rò rỉ khí Cosmos
MÔ TẢ
Hệ thống đo rò rỉ khí cố định bao gồm 02 thành phần:
- Cảm biến đo rò rỉ khí
- Tủ điều khiển (Control Panel)
a. Đầu dò, cảm biến (sensor)
Cảm biến đo rò rỉ khí hay còn gọi là đầu đo. Bên trong các đầu đo này có các sensor đo nồng độ khí. Khi trong môi trường xuất hiện khí mục tiêu, sensor sẽ phản ứng tạo thành dòng điện để sinh ra tín hiệu. Tín hiệu truyền về tủ điều khiển, hiển thị nồng độ khí hoặc đưa ra cảnh báo bằng đèn, còi khi nồng độ khí đạt đến ngưỡng cảnh báo.
Tùy từng điều kiện làm việc mà các cảm biến có thể có các tùy chọn khác nhau.
Ví dụ:
- Làm việc ngoài trời: Cần kháng nước, kháng bụi, chống mưa, dải nhiệt độ làm việc, chức năng phòng nổ, chiều dài dây dẫn, nguồn điện dự phòng …
- Làm việc trong nhà: Cần dải nhiệt độ làm việc, hiển thị trên cảm biến, chức năng phòng nổ, chiều dài dây dẫn, nguồn điện dự phòng, …
Tùy từng loại khí mà cảm biến sẽ có thiết kế cũng như nguyên lý làm việc khác nhau. Ví dụ:
- Khí Oxy: Cảm biến pin galvanic, cần chức năng phòng nổ.
- Khí cháy nổ: cảm biến bán dẫn dây nóng, cảm biến hồng ngoại …, cần chức năng phòng nổ
- Khí độc: Cảm biến bán dẫn, tùy từng loại khí mà có thể có chức năng phòng nổ hoặc không
- Khí CO2: Cảm biến hồng ngoại.
b. Tủ điều khiển (Control panel)
Tủ điều khiển hay còn gọi là tủ trung tâm có các chức năng: Cấp nguồn cho cảm biến, hiển thị nồng độ và cảnh báo khí.
Khi lựa chọn tủ điều khiển cần chú ý đến số lượng đầu đo cảm biến, tín hiệu đầu vào và đầu ra của tủ, kiểu thiết kế tủ…
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Lựa chọn Hệ thống đo khí cố định
Giấy hiệu chuẩn của thiết bị đo khí
Chức năng giữ đỉnh (peak) máy đo khí cầm tay
Lợi ích của hệ thống đo khí cố định
So sánh máy đo khí O2 H2S XOS-326 và XOS-2200
Bỏ qua hiệu chuẩn máy đo khí thì sao?
Dùng máy đo khí cầm tay an toàn hiệu quả
Lựa chọn ống lấy mẫu máy đo khí sử dụng bơm
So sánh máy đo CH4 XA-380 XP-3110 XP-3310II
Nếu không dùng lọc cho máy đo khí thì sao?
Đưa máy đo khí lên ưu tiên hàng đầu.