Lưu ý khi lựa chọn máy đo khí SO2 cầm tay

Lựa chọn máy đo nồng độ khí SO2 GBL-SD Jikco

Lưu ý khi lựa chọn máy đo khí SO2 cầm tay

1. Lưu ý khi lựa chọn máy đo khí SO2 cầm tay.

Máy đo khí SO2 cầm tay (portable gas detector) là thiết bị được dùng để kiểm tra nồng độ của khí Lưu huỳnh đi ô xít (Sunfuro) trong không khí vì vậy, khi lựa chọn máy đo khí SO2 cầm tay cần lưu ý những đặc điểm sau:

  • Ứng dụng khi sử dụng của máy.
  • Sai số của máy.
  • Môi trường làm việc (dưới cống ngầm, hầm lò, hầm gửi xe, phòng kín, bể chứa…)
  • Các cảnh báo của máy đo khí (Báo động cấp 1, báo động cấp 2)
  • Cảnh báo TWA và STEL của máy
  • Điều kiện làm việc (Nhiệt độ, độ ẩm…)
  • Phụ kiện đính kèm nếu cần.

Liên hệ: 0965.07.07.40 (Zalo) để được tư vấn thêm.

2. Một số loại máy đo khí SO2 để lựa chọn.

Model Mô tả

Máy đo khí SO2 GBL-SD

Lựa chọn máy đo nồng độ khí SO2 GBL-SD Jikco
Lựa chọn máy đo nồng độ khí SO2 GBL-SD Jikco

 

  • Kiểu đo: Loại khuếch tán
  • Cảnh báo: Còi (80dB) và đèn LED nhấp nháy
  • Dải đo: 0 ~ 100 ppm
  • Phân dải: 1 ppm
  • Cảnh báo:
    • Thấp: 2 ppm
    • Cao: 5 ppm
    • TWA: 2 ppm
    • STEL: 5 ppm
  • Nhiệt độ làm việc: -10 ~ 45 độ C
  • Độ ẩm: 15 ~ 90%RH không sương
  • Thời gian làm việc: Liên tục 8800 giờ (trong điều kiện chuẩn không có cảnh báo và đèn nền)
  • Kích thước: W51 x H105 x D30 mm

Máy đo nồng độ khí SO2 SC-04RKI

Máy đo khí SO2 SC-04 RKI để lựa chọn
Máy đo khí SO2 SC-04 RKI để lựa chọn
  • Dải đo: 0-100ppm
  • Cảnh báo:
    • Cấp 1: 2ppm
    • Cấp 2:5ppm
    • Cấp 3: 100ppm
    • TWA 2ppm
    • STEL 5ppm
  • Cảnh báo: Đèn nháy/ loa / rung
  • IP: IP66/67 (kiểm tra thực tế)
  • Chứng chỉ: IECEx/ATEX/CE
  • Nhiệt độ làm việc: -20oC đến + 50oC (không thay đổi đột ngột) (Khoảng 15 phút môi trường sử dụng tạm thời: -40oC đến + 60oC [không thay đổi đột ngột])
  • Độ ẩm làm việc: 10 đến 90% rh (không ngưng tụ) (Khoảng 15 phút môi trường sử dụng tạm thời: 0 đến 95% rh [không ngưng tụ])

Máy đo khí SO2 Cosmos XPS-7

Máy đo nồng độ khí SO2 trong không khí XPS-7 Cosmos để lựa chọn
Máy đo nồng độ khí SO2 trong không khí XPS-7 Cosmos để lựa chọn
  • Phương pháp lấy mẫu: Hấp thụ
  • Dải đo: Tùy theo thông số kỹ thuật của khí
  • Độ phân dải: 1/100 toàn dải
  • Cảnh báo: Cảnh báo 2 cấp độ
  • Hiển thị cảnh báo: Âm thanh, đèn nháy
  • Nhiệt độ làm việc: 0 đến 40°C
  • Kích thước: W62 x H150 x D128mm (Không bao gồm phần nhô ra)
  • Khối lượng: Xấp xỉ. 1.3kg
  • Phụ kiện: Vòi lấy mẫu khí có đầu dò, dây đeo vai, Pin Ankan x 4, bộ lọc dự phòng

3. Vì sao cần đo khí độc SO2


Khí SO2 – Lưu huỳnh điôxit
(hay còn gọi là anhiđrit sunfurơlưu huỳnh(IV) oxitsulfur đioxit) là một hợp chất hóa học với công thức SO2. Chất khí này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường đáng kể. SO2 thường được mô tả là “mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy”Lưu huỳnh đioxit là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí. (Theo Wikipedia)

Đối với con người

Khí SO2 gây bệnh cho người như viêm phổi, đau mắt,viêm đường hô hấp…

–     SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.

–     Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.

–     Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi SO2 từ 8 – 13 mg/m3.

–     Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là 50mg/m3.

–     Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3

–     Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3.

–     Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO2, SO3, NO2 týõng ứng là 0,5; 0,3 và 0,085 mg/m3 (nồng độ tối đa 1 lần nhiễm).

Đối với đời sống:

Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường. Nó sinh ra như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt.

Nó là một trong những chất gây ra mưa axit (gồm NOX,…) ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành vùng hoang mạc:

2SO2 + O2 + 2H2O --> 2H2SO4

4. Video sản phẩm

XPS-7 Cosmos

Cảm biến đo khí tương tự: Cảm biến đo khí bán dẫn PS-7 Cosmos

Link Website

Link Youtube

Link Facebook

Link Google Driver:

Link Blog

Danh mục: Đo khí độc

Bài viết liên quan:

Máy đo nồng độ khí NO2 cầm tay XPS-7

Lưu ý khi lắp đặt đầu đo khí PS-7 Cosmos

Đầu cảm biến đo nồng độ khí R-41 CH3F

Lưu ý khi lựa chọn máy đo khí SO2 cầm tay

Lựa chọn máy đo khí NH3 trong không khí cầm tay

Nổ nhà máy Amoni Nitrat tạo khí NO nguy hiểm?

Nổ nhà máy Amoni Nitrat tạo khí NO2 nguy hiểm?

Nguy hiểm do rò rỉ khí Amoniac NH3

Máy đo khí O3 Ozon trong không khí

Máy đo khí F2 Flo trong không khí

Máy đo khí HF Hydro Florua trong không khí

Máy đo khí HCl Hydro Clrua trong không khí

Hệ thống đo và cảnh báo khí NO trong không khí

Hệ thống đo và cảnh báo khí NO2 trong không khí

Cảm biến bán dẫn đo nồng độ khí độc

Máy đo khí Clo Cl2 trong không khí

Vì sao cần máy đo khí Amoniac NH3?

Hệ thống cảnh báo phát hiện rò rỉ khí NH3

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *