Những khí độc gây ô nhiễm không khí

Những khí độc gây ô nhiễm không khí

1. Những khí độc gây ô nhiễm không khí

Những khí độc gây ô nhiễm không khí ở mức độ khác nhau, phổ biến là dioxide lưu huỳnh (SO2), oxide nitơ (NOx); mono cxide cacbon (CO); dioxide cacbon (CO2); các kim loại và chất hữu cơ; các nguyên tố ở dạng “vết”

Các chất ô nhiễm chủ yếu và phổ biến như sau:

SO2 (Dioxide lưu huỳnh, sulfurơ) là chất chủ yếu làm nhiễm bẩn không khí – có hại cho quá trình hô hấp. Do tính acid, SO2 có hại cho đời sống của thủy sinh vật cũng như các vật liệu khác. SO2 vượt quá mức thì hạn chế quang hợp, gây mưa acid, là chất không màu, hơi cay, hơi nặng, bay là là mặt đất.

NOx (Oxide Nitơ): đáng lưu ý là NO và NO2, có tính acid như SO2, 70% NOx trong không khí là sản phẩm của các phương tiện vận tải, hoặc do đốt nhiên liệu nhiệt độ cao, do sấm sét oxy hóa nitơ không khí. Tính khó tan của chất thải này, cùng với sự gia tăng các phương tiện vận tải giao thông đã làm tăng ô nhiễm môi trường ở các thành phố.

CO (mono oxide cacbon) phát sinh nhiều từ khí thải xe hơi (80%) hoặc chính xác hơn là các xe chạy bằng xăng tạo sản phẩm đốt không hoàn toàn. CO là chất khí không màu, không mùi. Con người nhạy cảm với CO hơn động vật. Hiện nay CO chiếm tỉ lệ gây ô nhiễm cao nhất.

CO2 (Dioxide Cacbon) là sản phẩm của quá trình đốt cháy, là một trong những yếu tố tạo nên hiện tượng hiệu ứng “nhà kính”. Các quá trình đốt cháy như cháy rừng, sản xuất điện, trong công nghiệp, trong vận tải, trong xây dựng.

Những khí độc ô nhiễm không khí
Những khí độc ô nhiễm không khí

2. Tác hại của những khí độc ô nhiễm không khí.

a. Khí độc SO2

Sulfur dioxide, SOx liên quan và các chất ô nhiễm thứ cấp có thể góp phần gây ra bệnh hô hấp bằng cách làm cho việc thở khó khăn hơn, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và những người có bệnh từ trước. Phơi nhiễm lâu hơn cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tim và phổi hiện có. Lưu huỳnh đioxit và các SOx khác một phần là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sương mù và sương mù dày đặc, có thể làm giảm tầm nhìn ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài tác động đến sức khỏe con người, sự góp phần của sulfur dioxide vào mưa axit có thể gây hại trực tiếp đến cây cối và thực vật bằng cách làm hỏng các mô tiếp xúc và sau đó làm giảm sự phát triển của thực vật. Các hệ sinh thái nhạy cảm khác và các tuyến đường thủy cũng bị ảnh hưởng bởi mưa axit.

b. Khí độc NOx (NO và NO2)

NO2 là loại khí rất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, độc hơn hơn cả NO. Ở nhiệt độ bình thường,Khí NO2 thường hay đi kèm với Na2SO4 để tạo nên một hỗn hợp khí màu mầu đỏ, khó ngửi và cực kì độc.

  • Nồng độ NO2 ở vào khoảng 50 – 100 ppm dưới 1h rất có thể sẽ gây viêm phổi trong 6 – 8 tuần.
  • Nồng độ NO2 ở vào khoảng 150 – 200 ppm dứơi 1h cũng sẽ gây phá huỷ dây khí quản và gây tử vong nếu thời gian nhiễm độc kéo dài 3 – 5 tuần.
  • Nồng độ NO2 là 500 ppm hay có thể lớn hơn trong 2 – 10 ngày thì sẽ gây tử vong.
  • Người ta cho rằng có thể một số hệ enzim của tế bào rất dễ bị phá huỷ bởi NO2.
  • Hàm lượng Nitrit trong cơ thể cao sẽ gây ức chế oxi dẫn đến hiện tượng thiếu oxi trong máu, cơ thể thiếu oxi sẽ bị choáng váng và có thể ngất đi. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
  • Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư

c. Khí độc CO

CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. (Trích Wikipedia)

– Ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân thường chỉ đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi… Một số người có thấy da đỏ nhưng đây là triệu chứng không đặc hiệu.

– Ở mức độ vừa: Người bị ngộ độc khí than sẽ thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở nhẹ, mạch nhanh, thở gấp.

– Khi bị ngộ độc nặng: Các triệu chứng sẽ cụ thể hơn đó là mất ý thức, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

d. Khí độc CO2

Hàm lượng cacbon điôxít trong không khí trong lành là khoảng 0,04%, và trong không khí bị thải ra từ sự thở là khoảng 4,5%. Khi thở trong không khí với nồng độ cao (khoảng 5% theo thể tích), nó là độc hại đối với con người và các động vật khác.

Nồng độ CO2% thể tíchMức độ ảnh hưởng
0,07Chấp nhận được ngay cả khi có nhiều người trong phòng
0,10Nồng độ cho phép trong trường hợp thông thường
0,15Nồng độ cho phép khi dùng tính toán thông gió
0,20-0,50Tương đối nguy hiểm
> 0,50Nguy hiểm
4 ¸5Hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng. Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây ra nguy hiểm.
8Nếu thở trong môi trường này kéo dài 10 phút thì mặt đỏ bừng và đau đầu
18 hoặc lớn hơnHết sức nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.

Link Website

Link Youtube

Link Facebook

Link Google Driver:

Link Blog

Danh mục: Đo khí độc

Bài viết liên quan: 

Dùng máy XP-302M đo gas
Hệ thống phát hiện rò rỉ gas
Máy đo khí gas tại Hà Nội
HDSD máy đo khí gas XP-3160
Ứng dụng máy đo khí Hydro
Máy đo khí Hydro H2 XP-3110
Đầu đo rò rỉ khí Hydro H2 KD-14
Cosmos
Hệ thống cảnh báo rò rỉ khí Hydro H2
Đo khí H2 (Hydro)
Hệ thống đo khí H2
Đầu đo và cảnh báo khí CH4
Máy đo 3 khí gas, Oxy và H2S XA-4300IIKHS
Nguyên lý cảm biến xúc tác đo khí gas cháy nổ
Máy đo khí gas cháy nổ và CO XA-4200IIKC Cosmos
Phân biệt các loại khí gas cháy nổ.
Lựa chọn LEL trong máy đo 4 loại khí
Máy đo khí gas và Oxy XA-4200IIKS Cosmos
Các lỗi trên máy đo khí gas XP-3110
 Xử lý lỗi trên máy cảnh báo rò rỉ gas B-780 Cosmos
Tiêu chuẩn phòng nổ trên máy đo dò khí gas?
Máy dò phát hiện rò rỉ khí gas LPG XP-3110
Vì sao cần hệ thống đo giám sát khí cố định?
Máy dò báo rò rỉ gas B-780 có gì mới?
Lắp đặt hệ thống báo khí gas B-770
Lưu ý khi dùng máy phát hiện gas XP-702III
Máy đo 3 khí gas, Oxy và CO XA-4300IIKCS
Máy đo nồng độ khí Benzen trong không khí
Máy giám sát khí gas B-770 và GD-1B
Đo khí Benzen C6H6 cho ô tô
Máy đo khí Axetylen C2H2 trong không khí
Máy đo khí Benzen XP-3160
Máy đo khí Metan (CH4) dùng cho ngành mỏ
Máy đo khí Metanol CH3OH công nghiệp
Máy đo hơi xăng trong không khí
Máy đo khí gas và H2S XA-4200IIKH
LEL là khí gì? Ý nghĩa của LEL?
Đầu đo và cảnh báo rò rỉ khí CH4
Máy đo khí gas – máy dò khí cháy nổ
Lưu ý khi hiệu chuẩn máy đo dò khí gas
Máy dò khí gas cháy nổ XP-702III
Máy đo nồng độ khí Styrene C8H8 XP-3160
Lựa chọn Hệ thống đo khí cố định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *