Máy đo khí Clo Cl2 cho ngành thủy sản.
1. Máy đo khí Clo Cl2 cho ngành thủy sản.
Máy đo khí Clo dùng cho ngành thủy sản là thiết bị dùng để kiểm tra nồng độ của khí Clo trong không khí.
Thiết bị có thể là máy cầm tay (portable) hoặc đầu dò khí dạng cố định (fixed type).
![]() |
![]() |
2. Vì sao cần dùng máy đo khí Clo Cl2 cho các công ty ngành thủy sản?
Tại các công ty chế biến thủy sản, người lao động ngoài phải làm việc trong điều kiện chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi, còn phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại thoát ra từ dung dịch sát trùng (Chlorine), trong đó nguy cơ phơi nhiễm với khí Clo là rất lớn.Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo trên hai nhóm đối tượng người lao động có tiếp xúc và không tiếp xúc hoặc tiếp xúc rất ít với khí Clo ở 4 cơ sở chế biến thủy sản, theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm tiếp xúc có nồng độ phơi nhiễm lớn hơn gấp 8,5 lần so với nhóm đối chứng,25/401 mẫu đo của nhóm tiếp xúc vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 03:2019/BYT. Sơ chế là bộ phận có nồng độ phơi nhiễm trung bình khí Clo ở người lao động lớn nhất, nồng độ trung bình là 1,124 mg/m3.
Bảng 1. Nồng độ Chlorine sử dụng tại các công đoạn khử trùng
Các công đoạn vệ sinh, khử trùng |
Nồng độ dung dịch chlorine sử dụng (ppm) |
Nước rửa ủng |
100-200 |
Nước rửa tay |
10 -50 |
Nước rửa dụng cụ (sọt đựng, bàn chế biến, bàn soi, băng tải, máy cưa, dụng cụ…) |
100-200 |
Nước vệ sinh nền, tường |
100-200 |
Nước rửa bán thành phẩm |
10-50 |
Bảng 2. Tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn |
STEL (mg/m3) |
8 giờ (mg/m3) |
QCVN 03:2019/BYT |
3 |
1,5 |
OSHA , NIOSH,ACGIH |
2,9 |
1,45 |
(Theo Viện Khoa Học An Toàn và Vệ Sinh Lao Động)
3. Vì sao cần đo khí Clo?
Trong nước, Clo tác dụng với nứoc tiểu, mồ hôi sẽ tạo ra các loại phụ phẩm, đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suyễn, ung thư bàng quang.
Đối với đời sống:
Người ta ước tính 79% dân số các nước phát triển tiếp xúc với clo và hầu hết các nhà máy nước ở Việt Nam đều khử trùng nước cấp bằng Chlorine. Có nghĩa là hầu hết nguồn nước chúng ta sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, nước uống đều chứa Clo.
Nếu có sử dụng nước máy hẳn là bạn có ngửi thấy trong nước có mùi lạ, mùi đó là mùi của Clo dư thừa. Bởi Clo sẽ luôn để lại một lượng Clo dư để ngăn ngừa sự tái nhiễm khuẩn của vi khuẩn trong quá trình phân phối, vận chuyển và trữ nước tại nhà. Khi ta vô tình sử dụng loại nước chứa Clo dư thừa, Cl đi vào trong cơ thể tác dụng với nước có sãn trong hệ tiêu hóa sẽ tạo ra axit từ đó gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như đau dạ dày, rối loạn chức năng gan, suy yếu khả năng miễn dịch.
Nồng độ khí Clo đạt chuẩn sử dụng trong khử trùng nước là 1-16mg/l. Nếu sử dụng vượt quá tiêu chuẩn trên sẽ gây ngộ độc. Tùy mức clo trong nước, thời gian tiếp xúc mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.
Đặc biệt, khi tắm nước nóng chứa Clo, các lỗ chân lông được mở rộng nên sẽ dễ dàng hấp thụ các chất phụ phẩm độc hại vào cơ thể hơn, các chất phụ phẩm được tạo ra từ Clo này còn có mức độ độc hại cao gấp 20 lần so với chất độc qua nước uống từ nước máy.
Đối với con người:
Theo nghiên cứu, phu nữ mang thai sử dụng nước chứa clo có nguy cơ gây xảy thai, dị tật.
Khi chúng ta hít phải khí Clo từ những nhà máy sản xuất Clo về lâu về dài có thể mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
Clo kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Ở trạng thái khí Clo, nó kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó làm cháy da. Chỉ cần một lượng nhỏ (khoảng 3,5 ppm) để có thể phát hiện ra mùi riêng đặc trưng của nó nhưng cần tới 1.000 ppm trở lên để trở thành nguy hiểm.
Sự phơi nhiễm khí Clo không được vượt quá 0,5 ppm (8-giờ-trọng lượng trung bình – 40 giờ trong tuần).
Sự phơi nhiễm cấp trong môi trường có nồng độ clo cao (chưa đến mức chết người) có thể tạo ra sự phồng rộp phổi, hay tích tụ của huyết thanh trong phổi. Mức độ phơi nhiễm thấp kinh niên làm suy yếu phổi và làm tăng tính nhạy cảm của các rối loạn hô hấp.
Các loại hơi độc có thể sinh ra khi thuốc tẩy trộn với nước tiểu ,amoniac hay sản phẩm tẩy rửa khác. Các khí này bao gồm hỗn hợp của khí clo và triclorua nitơ; vì thế cần phải tránh các tổ hợp này.
4. Một số máy, thiết bị đo khí Clo Cl2 có thể dùng được cho ngành thủy sản.
Model | Mô tả |
Đầu cảm biến đo khí Clo Cl2 PS-7 Cosmos ![]() |
– Tín hiệu đầu ra tương tự nồng độ khí: 4-20 mADC (chia sẻ với thiết bị đầu cuối nguồn điện)
|
![]() |
|
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Danh mục: Đo khí độc
Bài viết liên quan:
Máy đo nồng độ khí NO2 cầm tay XPS-7
Lưu ý khi lắp đặt đầu đo khí PS-7 Cosmos
Đầu cảm biến đo nồng độ khí R-41 CH3F
Lưu ý khi lựa chọn máy đo khí SO2 cầm tay
Lựa chọn máy đo khí NH3 trong không khí cầm tay
Nổ nhà máy Amoni Nitrat tạo khí NO nguy hiểm?
Nổ nhà máy Amoni Nitrat tạo khí NO2 nguy hiểm?
Nguy hiểm do rò rỉ khí Amoniac NH3
Máy đo khí O3 Ozon trong không khí
Máy đo khí F2 Flo trong không khí
Máy đo khí HF Hydro Florua trong không khí
Máy đo khí HCl Hydro Clrua trong không khí
Hệ thống đo và cảnh báo khí NO trong không khí
Hệ thống đo và cảnh báo khí NO2 trong không khí
Cảm biến bán dẫn đo nồng độ khí độc
Máy đo khí Clo Cl2 trong không khí
Vì sao cần máy đo khí Amoniac NH3?
Hệ thống cảnh báo phát hiện rò rỉ khí NH3