Lưu ý khi lựa chọn hệ thống đo khí độc Cosmos

Đầu đo khí cho hệ thống cố định KD-12 Series Cosmos

Lưu ý khi lựa chọn hệ thống đo khí độc Cosmos

1. Hệ thống đo khí độc Cosmos.

Hệ thống đo khí độc Cosmos là hệ thống đo khí cố định bao gồm đầu đo và bộ hiển thị cảnh báo, được dùng để kiểm tra, giám sát liên tục nồng độ của các loại khí độc trong không khí. Khi phát sinh sự cố rò rỉ, nó sẽ phát tín hiệu bằng đèn, còi, loa … Cảnh báo cho mọi người để kịp thời khắc phục sự cố cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc về người cũng như hiện vật.

Tùy từng loại khí khác nhau mà có thể lựa chọn những loại đầu đo khác nhau. Tùy từng ứng dụng khác nhau mà có thể lựa chọn cấp độ cảnh báo cũng như cấp độ chính xác.

Ví dụ:

  • Khí Oxy: Thường sử dụng đầu đo có đơn vị đo là vol%. Nồng độ Oxy trong không khí thường là 20.9 – 21.0 vol%. Vì có nhiều ứng dụng nên có thể sử dụng đầu đo khí Oxy làm thiết bị cảnh báo khi thiếu hụt Oxy (<21.0vol%) hoặc rò rỉ khí Oxy (>21.0 vol%).
  • Khí CO: Thường sử dụng đầu đo có đơn vị là ppm vì loại khí này là khí rất độc, có thể gây tử vong cho con người nếu tiếp xúc đủ lượng. Ngoài ra, nó còn gây tử vong “từ từ” nếu tiếp xúc với con người ở nồng độ thấp nhưng thời gian đủ lâu.
  • Khí CO2: Thường sử dụng đầu đo có đơn vị là vol%, loại khí này độc, làm giảm nồng độ của khí Oxy trong không khí nên có thể gây tử vong cho người. Ngoài ra, nó cũng là tác nhân tạo ra khí CO khi tích tụ quá lâu.
  • Khí AsH3: Đây là 1 loại khí vô cùng độc, dải đo của nó tính theo đơn vị ppb – nhỏ hơn ppm 1000 lần ( 0 – 250 ppb)
  • Khí gas cháy nổ (LPG, CNG…): Thường sử dụng đầu đo có đơn vị là %LEL. Những loại đầu đo này thường được kiểm tra gắt gao về khả năng phòng nổ do đặc tính dễ cháy nổ của khí gas.
  • … etc …
Đầu đo khí cho hệ thống cố định KD-12 Series Cosmos
Đầu đo khí cho hệ thống cố định KD-12 Series Cosmos
Tủ cho hệ thống đo khí cố định UV-810 Cosmos
Tủ cho hệ thống đo khí cố định UV-810 Cosmos

2. Lưu ý khi lựa chọn hệ thống đo cảnh báo khí độc Cosmos.

Lựa chọn hệ thống cảnh báo khí cần chú ý:

  • Loại khí cần đo: Khí Oxy (O2), Khí cháy nổ (CH4, LPG, CNG …), khí độc (NH3, Cl2, CO, H2S, SO2, NO, NO2, CO2 …)
  • Số lượng vị trí cần lắp đặt đầu đo. Số lượng đầu đo khí sẽ tương ứng với bộ hiển thị lắp trên tủ. Dùng 01 đầu đo, chỉ cần dùng 01 bộ hiển thị cảnh báo NV-100 . Dùng 02 đầu đo khí độc có thể dùng model UV-810-3-2. 03 đầu đo khí độc cần dùng UV-810-3-3. 04 đầu đo khí độc có thể dùng model UV-810-6-4 … Tuy nhiên, đối với khí gas lại có chút khác biệt. Nếu chỉ cần cảnh báo có thể dùng B-770 (dùng tối đa được 03 đầu đo khí KD-5T, KD-5M, GD-1B). Nếu cần thêm hiển thị, có thể dùng NV-500 (tối đa 06 đầu đo) hoặc UV-810 (tối đa 15 đầu đo)
  • Vị trí lắp đặt: Trong nhà, ngoài trời. Những vị trí này có ảnh hưởng lớn đến loại đầu đo cũng như phụ kiện vì nó ảnh hưởng đến khả năng chịu nước, chống nước, mưa…
  • Dải đo: Phụ thuộc vào loại khí mục tiêu cũng như mức độ tin cậy khi giám sát.

Link Website

Link Youtube

Link Facebook

Link Google Driver:

Link Blog

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *