Các tiêu chuẩn cho máy thiết bị đo khí thải

Máy đo khí O2 Oxy trong khí thải tiêu chuẩn XP-3108E

Các tiêu chuẩn cho máy thiết bị đo khí thải

I. Các tiêu chuẩn cho máy thiết bị đo khí thải

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6440-1 : 2009 ISO 6460-1 : 2007 , các quy chuẩn cho máy, thiết bị đo khí thải được nêu cụ thể như sau:

TCVN 6440-1 : 2009 hoàn toàn tương đương ISO 6460-1 : 2007.

TCVN 6440-1 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6440 : 2009 (ISO 6460 : 2007), Mô tô – Phương pháp đo khí thải và tiêu thụ nhiên liệu

a. Thiết bị phân tích

a1. Đầu lấy mẫu phải có một ống lấy mẫu đi vào các túi thu gom mẫu hoặc có một ống thoát nước. Đầu lấy mẫu này phải được làm bằng thép không gỉ hoặc vật liệu khác mà không ảnh hưởng xấu đến thành phần các khí được phân tích. Đầu lấy mẫu cũng như ống dẫn khí vào máy phân tích phải được đặt trong môi trường nhiệt độ xung quanh.

a2. Máy phân tích phải là các kiểu sau:

a) Đối với xăng và khí dầu mỏhóalỏng (LPG):

1) Kiểu không khuếch tán có sự hấp thụ hồng ngoại đối với cacbon monoxit và cacbon dyoxit;

2) Kiểu ion hóa ngọn lửa nung nóng đối với hydro cacbon tổng (các phép đo khí pha loãng);

3) Kiểu không khuếch tán có sự hấp thụ hồng ngoại đối với hydro cacbon (các phép đo khí trực tiếp);

4) Kiểu quang hóa đối với nitơ oxit.

b) Đối với nhiên liệu điêzen:

1) Kiểu không khuếch tán có sự hấp thụ hồng ngoại đối với cacbon monoxit và cacbon dyoxit;

2) Kiểu ion hóa ngọn lửa nung nóng đối với hydro cacbon tổng (các phép đo khí pha loãng);

3) Kiểu không khuếch tán có sự hấp thụ hồng ngoại đối với hydro cacbon (các phép đo khí trực tiếp);

4) Loại quang hóa đối với nitơ oxit.

2. Đo tiêu thụ nhiên liệu

a.  Một trong các phương pháp sau phải được áp dụng để đo tiêu thụ nhiên liệu, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phương pháp và vào loại phép thử được thực hiện (chu trình thử thông thường hoặc chu trình tốc độ không đổi)

  1. a) Phương pháp cân bằng cacbon;
  2. b) Phương pháp thể tích;
  3. c) Phương pháp trọng lượng;
  4. d) Phương pháp lưu lượng.

Phương pháp cân bằng cacbon phải được áp dụng theo 12.1.

Các phương pháp khác có thể được áp dụng nếu có thể chứng minh được các kết quả đo là tương đương.

b.  Nhiên liệu phải được cung cấp cho động cơ bằng một thiết bị có thể đo được lượng nhiên liệu cung cấp với sai số ± 1 % theo quy định của Phụ lục A và thiết bị đó không gây nhiễu cho việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Đối với hệ thống đo theo phương pháp thể tích, nhiệt độ nhiên liệu trong thiết bị hoặc tại đầu ra của nó phải được đo.

Việc chuyển từ hệ thống cung cấp thông thường sang hệ thống cung cấp có thể đo phải được thực hiện bởi một hệ thống van và với thời gian không quá 0,2 s.

c. Phụ lục A mô tả và các phương pháp áp dụng các thiết bị thích hợp để đo lưu lượng nhiên liệu.

Độ chính xác của máy, thiết bị, dụng cụ đo và của phép đo khí thải

1.  Sai số đo quãng đường chạy của xe bằng ± 1 %.

2. Sai số đo vận tốc xe bằng ± 1 % và với độ phân giải tới 0,1 km/h. Đối với các vận tốc xe nhỏ hơn 10 km/h, vận tốc xe phải được đo với độ phân giải tới 0,1 km/h.

3. Sai số đo nhiệt độ xung quanh và nhiệt độ được nêu tại 7.2.3 và 7.2.6 bằng (± 1 K).

4. Sai số đo áp suất không khí bằng ± 0,2 kPa.

5. Sai số đo độ ẩm tương đối của không khí xung quanh bằng ± 5 %.

6. Sai số đo áp suất nêu tại 7.2.7 bằng ± 0,4 kPa.

7. Máy phân tích phải có dải đo tương thích với độ chính xác yêu cầu để đo hàm lượng các chất ô nhiễm khác nhau và CO2 với sai số bằng ± 1 % mà không phụ thuộc vào độ chính xác của các khí hiệu chuẩn. Tổng thời gian đáp ứng của mạch phân tích phải nhỏ hơn 1 min.

8. Sai số đo vận tốc không khí làm mát bằng ± 5 km/h.

9. Khoảng thời gian của các chu trình thử và thu gom khí phải được thực hiện với sai số bằng ± 1s. Sai số đo các thời gian này bằng 0,1 s.

10. Sai số đo tổng thể tích của hỗn hợp khí thải đã pha loãng bằng ± 2 %.

11. Tổng lưu lượng và các lưu lượng lấy mẫu phải ổn định với sai số ± 5 %.

12. Sai số đo vận tốc gió trên đường thử bằng ± 5 % và với độ phân giải tới 0,1 m/s.

II. Các loại máy thiết bị đo khí thải tiêu chuẩn.

Các model sản phẩm:

Tên máy Đặc điểm

Máy đo Oxy trong khí thải XP-3180E

Máy đo khí O2 Oxy trong khí thải tiêu chuẩn XP-3108E
Máy đo khí O2 Oxy trong khí thải tiêu chuẩn XP-3108E

Dùng cho khí thải

– Dãy đo: 0-25vol%

– Độ chính xác: ±0.3vol%

– Mức cảnh báo: 18% Vol.

– Hiển thị nồng độ: Màn hình LCD với hiển thị số, hiển thị thang đo

– Tín hiệu báo động

Báo động khí: Còi ngắt quãng, đèn đỏ nhấp nháy.

Báo động lỗi thiết bị: Còi liên tục, đèn đỏ nhấp nháy, màn hình sáng

– Thiết kế phòng nổ: Exibd II BT3.

– Nguồn điện: 4 pin có thể sử dụng lên đến 100 giờ.

Máy đo nồng độ CO trong khí thải XP-333IIA

Máy đo khí CO trong khí thải tiêu chuẩn XP-333IIA
Máy đo khí CO trong khí thải tiêu chuẩn XP-333IIA

– Phương pháp lấy mẫu: Hấp thụ – hút mẫu

– Dải đo: 0 – 0.499vol%

– Sai số: Dải 0 – 0.014vol% : +/- 0.003 vol% +/- 1 số ở -10 đến 0 độ C

: +/- 0.002 vol% +/- 1 số ở 0 đến 40 độ C

Dải 0.015 – 0.25 vol%: +/- 20% +/- 1 số ở -10 đến 0 độ C

: +/- 10% +/- 1 số ở 0 đến 40 độ C

Dải 0.25 – 0.499 vol%: +/- 40% +/- 1 số ở -10 đến 0 độ C

: +/- 20% +/- 1 số ở 0 đến 40 độ C

– Thời gian tiếp xúc: nhỏ hơn 14s (T90 không có ống lấy mẫu)

– Nhiệt độ làm việc: -10 đến 40 độ C; 30 – 85% độ ẩm không sương

– Nguồn cấp: 03 pin AA

– Tuổi thọ pin: ~ 100 giờ

– Kích thước: 60W x 155H x 40D mm

– Khối lượng: ~ 270g (không tính pin)

3. Video sản phẩm

 

Các sản phẩm tương tự:  máy đo khí CO trong khí thải HT-1210N, máy đo khí thải HT-2700,

Sản phẩm liên quan: Máy đo khí thải iYasaka, máy đo khí O2 trong khí thải XP-3180E

 

Link Website

Link Youtube

Link Facebook

Link Google Driver:

Link Blog

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *