Lưu ý khi đo khí độc trong không khí.
1. Lưu ý khi đo khí độc trong không khí
Việc đo khí độc trong không khí là một việc hết sức quan trọng trước khi đi vào môi trường không gian kín, hạn chế hoặc có nguy cơ nhiễm khí độc, vì vậy, cần lưu ý những điểm sau:
- Dự đoán trước những loại khí có thể xuất hiện trong không gian kín để lựa chọn máy đo khí phù hợp.
- Với những loại khí độc thông thường như CO, H2S, NH3 … Nên đeo mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ phù hợp trước khi đi vào.
- Với những loại khí cực độc như Cl2, F2, NO, NO2, NOx … Ngoài quần áo bảo hộ cần sử dụng cả bình oxy cá nhân.
- Nên sử dụng cả máy đo khí Oxy để tránh bị ngạt những loại khí khác không phải khí độc (CH4, N2 …).
- Không nên sử dụng lửa để kiểm tra không gian kín vì có thể có khí CH4 tích tụ bên trong. Chỉ cần có nguồn lửa, khí CH4 sẽ gây cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Lưu ý khác khi đo khí độc trong không khí.
Một số loại khí độc thông thường như H2S, CO, NH3, SO2, … ngoài cảnh báo nồng độ ở mức cao còn có cảnh báo TWA và STEL.
2 loại cảnh báo này sẽ được thực hiện khi người sử dụng ở trong môi trường có khí độc ở mức thấp nhưng trong một khoảng thời gian xác định (15 phút và 8 tiếng).
Ví dụ: Khi đo khí H2S trong môi trường, mức cảnh báo H2S là 10 ppm và 15 ppm. Nếu làm việc trong môi trường tồn tại H2S chỉ ở mức 7 – 9 ppm ( chưa đạt đến mức cảnh báo); thì máy sẽ tính toán và phát tín hiệu cảnh báo nếu mức nồng độ này đạt mức cảnh báo TWA trong 15 phút sử dụng.
Tương tự với cảnh báo STEL, máy sẽ cảnh báo khi đạt 8 giờ sử dụng.
3. Một số khí độc có trong không khí
– Khí CO
– Khí Cl2
– Khí CO2
– Khí Benzene (C6H6)
– Khí H2S
– Khí Toluene (C7H8)
– Khí NH3
– Khí Formaldehyde (HCHO)
– Khí NO
– Khí VOC
– Khí NO2
– Khí SO2
– Khí O3
– Khí F2

4. Video sản phẩm máy đo khí độc
Link Website
Link Youtube
Link Facebook
Link Google Driver:
Link Blog
Danh mục: Đo khí độc