Ngạt khí, ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô

Ngạt khí, ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô.

1. Ngạt khí, ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô.

Tình cờ hôm qua xem báo thấy có bài viết tử vong vì ngộ độc khí CO CO2 khi ngủ trên xe hơi. Ngủ trên xe ô tô đóng kín là một hành động vô cùng nguy hiểm. Khí carbon monoxide (CO) và CO2 tích tụ trong xe có thể khiến bạn ngạt thở chỉ trong vòng chưa đầy một giờ.

Không khó để tìm thấy các bài viết về việc ngạt khí CO CO2 trong ô tô trên google. Chỉ cầm vào google tìm kiếm các từ khóa: “Ngạt khí trong ô tô” “Ngộ độc khí trong ô tô”…

Ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô
Ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô

2. Nguyên nhân ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô

Lý do là bởi khi đóng cửa ô tô để ngủ bên trong, mức oxy (O2) bên trong xe sẽ giảm. Ngược lại, sự tích tụ khí carbon monoxide (CO) do rò rỉ khí thải sẽ tăng lên. Đây là một khí rất độc với máu. Gia tăng nồng độ CO trong xe sẽ làm giảm lượng O2 đi vào máu, dẫn đến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong.

Ngay cả trường hợp chiếc xe ô tô trang bị hệ thống lưu thông khí (AC) hoạt động tốt, con người ngủ trong không gian khép kín vẫn có thể bị nguy hiểm. Thở trong một không gian kín kể cả khi không khí lưu thông vào ra xe là không đủ. Không khí có khả năng bị mắc kẹt trong quá trình lưu thông, làm tăng mức độ carbon monoxide và giảm mức độ oxy. Tùy từng tính năng cơ học của xe mà lượng khí thải CO sẽ khác nhau, làm người ngủ trong xe ngạt thở nhanh hoặc chậm.

Ngay cả khi mở cửa sổ, CO vẫn tích tụ ở mức thấp hơn làm giảm lượng oxy trong máu, khiến người trong xe mất chất lỏng và nước cơ thể sau một thời gian.

Ngủ trong xe bật điều hoà, nhưng do xe hết xăng, hoặc do máy quá nóng vì dừng lâu một chỗ khiến hệ thống làm mát cưỡng bức không hoạt động – dẫn đến thiếu không khí, người ngủ trong xe lịm dần và tử vong.

Việc đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong là tiết kiệm nhiên liệu, đề phòng trộm cắp nhưng khiến nạn nhân tử vong chỉ sau một vài giờ ngủ quên. Một số mẫu xe đời mới hệ thống điều hòa chuyển linh hoạt giữa hai chế độ lấy gió trong và gió ngoài sau 5 phút. Nhưng cả khi đóng cửa, chọn chế độ lấy gió ngoài vẫn có thể bị tử vong nếu động cơ chết máy, ô xy khoang xe giảm và người ngủ ngạt khí dần dần.

3. Các dấu hiệu ngạt khí CO

– Ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân thường chỉ đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi… Một số người có thấy da đỏ nhưng đây là triệu chứng không đặc hiệu.

– Ở mức độ vừa: Người bị ngộ độc khí than sẽ thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở nhẹ, mạch nhanh, thở gấp.

– Khi bị ngộ độc nặng: Các triệu chứng sẽ cụ thể hơn đó là mất ý thức, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

4. Một số loại máy đo khí CO CO2 có thể sử dụng trên ô tô – tránh ngộ độc.

Model Mô tả

Máy đo khí CO cầm tay XC-2200

Máy đo khí CO cá nhân XC-2200 Cosmos
Máy đo khí CO cá nhân XC-2200 Cosmos

– Xuất xứ: Cosmos – Nhật

– Có thể làm việc liên tục 5000 giờ

– Phương pháp lấy mẫu: khuếch tán

– Dải đo: 0 – 300 ppm (300 – 2000 ppm)

– Phân giải: 1ppm/(0 – 350ppm) 50ppm (350 – 2000ppm)

– Giá trị cảnh báo thiết lập: cấp 1: 50ppm, cấp 2: 150ppm

– Thời gian lưu: trong vòng 30s

– Hiển thị: LCD

– Cảnh báo: đèn cảnh báo, âm thanh và rung

– Nhiệt độ làm việc: -10 … 40 độ C 30 – 90%RH (không sương)

– Khối lượng: 75g

Máy đo khí CO và Oxy XOC-2200

Máy đo khí CO và oxy cá nhân XOC-2200 Cosmos
Máy đo khí CO và O2 cá nhân XOC-2200 Cosmos
  • Ứng dụng: đo khí O2 và CO
  • Cảm biến: Điện cực (O2), điện hóa (CO)
  • Phương pháp lấy mẫu: Khuếch tán
  • Dải đo: 0 – 25% (O2); 0 – 300ppm (CO)
  • Phân dải: 0.1% (O2); 1ppm (0 – 300 CO); 50ppm (300 – 2000ppm CO)
  • Sai số: 0.5% (O2); 30ppm (CO)
  • Nhiệt độ: -10 đến 40 độ C, 30 – 90%RH (không sương)
  • Thời gian lưu: 20 giây (O2); 30 giây (CO)
  • Màn hình: LCD
  • Giá trị thiết lập
    • Mức 1: O2 – 19.5%; CO – 50ppm
    • Mức 2: O2 – 18%; CO – 150ppm
  • Cảnh báo: đèn flash, chuông, rung
  • Khối lượng: 75g

 

Link Website

Link Youtube

Link Facebook

Link Google Driver:

Link Blog

Danh mục: Đo khí CO2

Bài viết: Bộ máy giám sát nồng độ khí CO2 KS-7R

               Cảm biến hồng ngoại NDIR là gì?

               Kiểm tra thử máy đo khí Oxy XP-3180 bằng CO2

               Ngạt khí, ngộ độc khí CO CO2 trong ô tô

               Lưu ý khi dùng máy đo khí CO2 KS-7R Cosmos

               Hệ thống giám sát khí CO2

               Hệ thống đo, phát hiện rò rỉ, cảnh báo nồng độ khí CO2 tại Hà Nội

               Ứng dụng thiết bị đo nồng độ khí CO2

                Máy đo nồng độ khí CO2 cầm tay XP-3140 Cosmos

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *